Chủ tịch Hội Nông dân TP. Phú Quốc Lê Đình Quảng cho biết, đô thị hóa không chỉ gây khó khăn cho công tác phát triển hội viên mà còn làm tăng giá thành sản xuất nông nghiệp, hiệu quả thu về thấp. Để gỡ khó, Hội Nông dân TP. Phú Quốc vận động nông dân phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp gắn với khai thác du lịch sinh thái nhằm gia tăng giá trị.
Trong những tháng gần đây, nhiều mặt hàng nông sản như lươn, hạt tiêu, sầu riêng, ếch... tăng giá giúp nông dân có lợi nhuận sau thời gian dài thua lỗ. Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Giồng Riềng Huỳnh Văn Thẳng cho biết: “Giá tiêu đang tăng, đầu năm chỉ 80.000 đồng/kg nay tăng lên 190.000 đồng/kg; sầu riêng giữ mức cao đến cuối vụ từ 60.000-70.000 đồng/kg; lươn thương phẩm tăng từ 90.000 đồng/kg lên 115.000 đồng/kg”.
Để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân 6 tháng cuối năm 2024, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang Đỗ Trần Thịnh đề nghị các cấp hội cụ thể hóa kế hoạch của Trung ương Hội về triển khai thực hiện Quyết định số 182/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030”.
Các cấp hội chu trọng việc kết nạp hội viên mới, quản lý chặt chẽ hội viên và chất lượng hoạt động của chi hội địa bàn dân cư; quan tâm phát triển hội viên là ngư dân. Hướng dẫn nông dân tham gia sàn thương mại điện tử theo chỉ đạo của Trung ương Hội và phần mềm quản lý hội viên trên địa bàn TP. Rạch Giá.
Tại hội nghị, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang và Công ty cổ phần giải pháp công nghệ FELIX ký kết ghi nhớ hợp tác hỗ trợ hội viên, nông dân sản xuất và tiêu thụ hàng hóa năm 2024 trên sàn thương mại điện tử. Công ty FELIX sẽ hỗ trợ hội viên, nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác của tỉnh đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử FELIX nhằm kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Phấn đấu đến cuối tháng 11-2024, tỉnh sẽ có 2.500 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử FELIX.
Tin và ảnh: ĐẶNG LINH (Báo Kiên Giang)
" alt=""/>Kiên Giang: 873 hội viên, nông dân đăng ký tài khoản trên sàn thương mại điện tửỞ tuyến huyện, các đơn vị y tế cũng tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số phục vụ người dân. Tại Trung tâm Y tế TX Quảng Yên, đơn vị đã triển khai số hóa nhiều khâu, từ quy trình tiếp đón, phân luồng sử dụng căn cước trong đăng ký khám bệnh; đăng ký khám bệnh qua kiosk thông minh; đặt lịch khám và trả kết quả trực tuyến; thanh toán không dùng tiền mặt… đến liên thông dữ liệu giữa các khoa, phòng, các khâu.
Nhất là việc liên kết các hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, siêu âm, điện tim… Qua đó giúp bệnh nhân chủ động được thời gian, tránh việc quá tải dồn vào một vài thời điểm.
Ông Phạm Văn Thư (phường Cộng Hòa, TX Quảng Yên), cho biết: Mỗi lần đến trung tâm y tế, tôi không còn phải mang nhiều giấy tờ mà chỉ cần mang theo căn cước hoặc điện thoại có cài đặt ứng dụng VNeID là đã có thể đăng ký khám bệnh ngay.
Tất cả thông tin những lần khám bệnh trước đây của tôi cũng được lưu trữ, vì vậy bác sĩ nắm rõ thông tin về bệnh của tôi để việc khám, điều trị chính xác. Đồng thời tôi cũng chủ động theo dõi được thông tin sức khỏe của bản thân.
Đến nay, toàn ngành Y tế Quảng Ninh đã có 18/21 đơn vị khám chữa bệnh ứng dụng thành công bệnh án điện tử/bệnh viện không giấy tờ; 3 đơn vị còn lại đang được thẩm định công nhận.
Như vậy trong năm 2024, 100% đơn vị y tế của tỉnh sẽ thực hiện hoàn toàn bệnh án điện tử thay thế cho bệnh án giấy, vượt mục tiêu đề ra là đến năm 2025.
Bệnh án điện tử được Bộ Y tế đánh giá là cốt lõi và là điểm khởi đầu cho mọi nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Bệnh án điện tử là phiên bản số của hồ sơ bệnh án, được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Mọi thông tin quy trình chuyên môn, thực hiện y lệnh, tiền sử, diễn biến điều trị của người bệnh đều được số hóa, dữ liệu tiêu chuẩn, liền mạch, quy trình thực hiện giảm thiểu sử dụng giấy tờ.
Việc triển khai bệnh án điện tử sẽ giúp người bệnh không phải lưu trữ và mang theo tất cả các loại giấy tờ khi đi khám chữa bệnh, giúp các bác sĩ có thể truy cập hồ sơ bệnh án bất kỳ nơi nào với kết nối Internet…
Bên cạnh đó, ngành y tế đang tiếp tục tăng cường số hóa dữ liệu, thông tin y tế. Hiện đã có hơn 1,3 triệu nhân khẩu trên địa bàn tỉnh được quản lý sức khỏe và đồng bộ tích hợp lịch sử khám chữa bệnh với ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” của người dân; 100% dữ liệu khám chữa bệnh tại các đơn vị y tế được liên thông dữ liệu với hồ sơ sức khỏe điện tử.
Sở Y tế tiếp tục phối hợp với các địa phương giám sát, triển khai thí điểm nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (VTelehealth) của Bộ Y tế; thực hiện kết nối, chia sẻ, làm sạch dữ liệu khám chữa bệnh với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh và thanh quyết toán BHYT của BHXH Việt Nam; đơn thuốc điện tử quốc gia…
Theo Nguyền Hoa(Báo Quảng Ninh)
" alt=""/>Gia tăng lợi ích trong khám, chữa bệnh từ chuyển đổi số
Ảnh: Mr. AT
" alt=""/>Giang Hồng Ngọc lần đầu chụp bộ ảnh với con trai